Hiện nay nhu cầu xin visa Hy Lạp du lịch, thăm thân hay công tác tăng khá cao. Tuy nhiên quy trình xin Visa Hy Lạp dược xem là khá khó khăn, phức tạp. Thấu hiểu điều đó, Dinhcutoancau.com xin chia sẻ điều kiện và Hy Lạp qua bài viết dưới đây

Hy Lạp nằm trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen, do đó nếu Quý khách có Visa Schengen thì có thể vào Hy Lạp và những nước khác thuộc khối Schengen. Tuy nhiên, Quý khách cần lưu ý nếu di chuyển qua nhiều nước trong khối Schengen mà thời gian lưu trú ở Hy Lạp là lâu nhất, thì Quý khách phải xin Visa Hy Lạp.

hướng dẫn xin visa hy lạp

Hướng dẫn xin visa Hy Lạp

Hồ sơ xin Visa Hy Lạp bao gồm: 

A. HỒ SƠ CÁ NHÂN  

1. Hộ chiếu bản gốc + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mộc xuất nhập cảnh và Visa)

Hộ chíếu phải có giá trị ít nhất 90 ngày sau khi hết hạn thị thực và phải có ít nhất 02 trang trống tiếp liền nhau. Hộ chiếu bị hư hỏng sẽ không được chấp nhận. Hộ chiếu phải được photo 2 trang hộ chiêu trên một mặt giấy A4 bao gồm các trang có visa và dấu mộc.

2. 02 tấm hình khổ 4cm x 6cm (ảnh phải giống nhất với cá nhân tại thời điểm nộp đơn, không dùng các biện pháp chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số). Hình chụp không được giống với những hình mà có trong passport và trong Visa. Trường hợp nếu giống áo hoặc giống kiểu tóc , vui lòng thay áo và đổi kiểu tóc để tránh trường hợp giống những hình dán trong Visa và hộ chiếu.

3. Bản sao y toàn bộ các trang của Hộ khẩu, sao y CMND (không cắt nhỏ)

4. Tình trạng Hôn nhân: Giấy kết hôn / Quyết định Ly hôn / Giấy xác nhận tình trạng Độc Thân (nếu có)

>> Nắm bắt ngay cơ hội định cư Hy Lạp xem Tại Đây

B. HỒ SƠ TÀI CHÍNH

– Bản gốc Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất (bắt buộc)

– Bản sao y sổ tiết kiệm ( giá trị ít nhất 200.000.000 VNĐ)

– Bản gốc giấy xác nhận số dư ngân hàng

Dành cho người có việc làm:

–    Hợp đồng lao động (sao y công chứng)

–    Bảng gốc xác nhận mức lương 3 tháng gần nhất (trong trường hợp Hợp đồng lao động không ghi rõ mức lương)

–    Bản gốc đơn xin nghỉ phép (có chữ ký + dấu mộc xác nhận của công ty)

–    Đối với khách không có Hợp đồng lao động: Cần nộp bản gốc xác nhận việc làm có đóng dấu, ký, ngày tháng và ghi rõ:

+    Địa chỉ + số điện thoại + số fax của công ty;

+    Tên đương đơn, vị trí, lương và số năm làm việc

+    Xác nhận nghỉ phép

+    Tên và chức danh cán bộ phê duyệt

Nếu người xin Visa Hy Lạp là chủ doanh nghiệp:

–  Bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh.

–  Bản sao giấy nộp tiền thuế vào NSNN – 3 tháng gần nhất (bản sao y hoặc có dấu mộc của công ty)

Dành cho người đã về hưu: Bản sao y quyết nghỉ hưu / sổ hưu trí / thẻ hưu trí.

Dành cho người không có việc làm:

–    Xác nhận thu nhập của chồng / vợ kèm theo bản sao y xác nhận kết hôn.

–    Hoặc bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác.

>> Nếu như không xin được visa Hy Lạp có thể thay bằng visa thuộc Visa Schengen. Xem ngay đảo Síp Tại Đây.

VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (DƯỚI 18 TUỔI)

a) Xác nhận mối quan hệ: Giấy khai sinh hoặc giấy xác nhận mối quan hệ đã được công chứng với người giám hộ hợp pháp. 

+ Trường hợp nếu đương đơn đi một mình: Xác nhận đồng ý của bố mẹ với chữ ký xác nhận tại các cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân), giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ, chứng minh nhân dân / hộ chiếu của bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp

+ Trường hợp nếu đương đơn đi cùng bố hoặc mẹ: Xác nhận đồng ý của bố / mẹ với chữ ký xác nhận tại các cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân), giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ, chứng minh nhân dân / hộ chiếu của bố / mẹ.

b)    Thẻ học sinh / sinh viên và xác nhận gốc của nhà trường có ghi: 

–    Đầy đủ thông tin địa chỉ, số điện thoại của nhà trường

–     Xác nhận cho phép nghỉ học

–    Tên và vị trí của người phê duyệt

TRƯỜNG HỢP ĐI THĂM THÂN NHÂN / BẠN BÈ

–    Đối với trường hợp thăm thân, người mời bên phía Hy Lạp phải đến cơ quan công an để làm giấy mời theo mẫu (UPEUTHUNI DULOSI). Sau đó gửi thư mời gốc từ Hy Lạp cho người nộp hồ sơ xin Visa.

–    Bản sao hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân của người đang sinh sống tại Hy Lạp.

–    Các chứng minh về quan hệ (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn).

–    Đối với trường hợp người thân phía Hy Lạp chi trả cho chuyến đi: bảng lương ba tháng gần nhất, bản sao hợp đồng có xác nhận của cơ quan mà người mời đang làm việc tại Hy Lạp).

Lưu ý:

Tùy thuộc vào tình trạng đơn xin thị thực, Đại Sứ Quán có thể yêu cầu đương đơn nộp bổ sung thêm một số giấy tờ hoặc yêu cầu phỏng vấn.

Ngoài các giấy tờ bằng tiếng Việt thì bạn phải nộp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh, được trình bày tương tự bản gốc.

thủ tục xin visa hy lạp

Những thủ tục cần có để xin visa Hy Lạp

Nộp hồ sơ và đóng lệ phí xin visa Hy Lạp ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ toàn bộ hồ sơ như trên, bạn cần gọi điện trước cho ĐSQ để đặt lịch hẹn. Bạn vào website ĐSQ của Hy Lạp để tìm số điện thoại, sau đó yêu cầu đặt lịch hẹn với nhân viên tư vấn. Bạn nào cần visa gấp thì nên lưu ý vì số lượng lịch hẹn khá đông, nên thường họ sẽ hẹn mình lên nộp hồ sơ phải sau 3-4 ngày mình gọi đặt lịch với họ.

Địa chỉ nộp hồ sơ:

Vì Hy Lạp không có Lãnh sứ quán ở TP.HCM nên các bạn có nhu cầu xin visa Hy Lạp thì có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Đại sứ quán.

Đại sứ quán Hi Lạp tại Việt Nam:

  • Địa chỉ: 27-29 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: 84- 04-37152254/37152263
  • Fax: 84-04-37152253
  • Email: gremb.han@mfa.gr

Lệ phí xin visa đi Hy Lạp ngắn hạn: 

Lệ phí chính thức sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ. Nhưng nếu nộp bằng VNĐ thì nhớ mang nhiều tiền lẻ để nộp cho đủ chứ họ không có nhận tiền chẵn và thối lại đâu nhé.

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Hy Lạp ngắn hạn là từ 07 – 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời. Đồng thời trong trong thời gian này bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình, tình trạng và kết quả hồ sơ của mình bằng cách truy cập vào trang web mà bạn đã đăng ký lịch hẹn lúc đầu. Đăng nhập bằng tài khoản đã tạo và theo dõi tình trạng nhé.

Sau khi có kết quả hồ sơ visa Hy Lạp của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.

>> Nếu như không xin được visa Hy Lạp có thể thay bằng visa thuộc Visa Schengen. Xem ngay cách xin visa Bulgaria Tại Đây.

Lưu ý gì khi xin visa Hy Lạp?

– Bạn phải chuẩn bị kỹ càng các loại giấy tờ trên bởi khi nộp cho cơ quan lãnh sự thì không được phép bổ sung, trừ trường hợp được yêu cầu.

– Tất cả thông tin trong giấy tờ phải đảm bảo chính xác, trung thực và đầy đủ. Bất kỳ một thông sai lệch nào nếu bị viên chức lãnh sự phát hiện cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả xin visa, thậm chí bạn sẽ vĩnh viễn không được cấp visa đi nước này.

– Ngoài các giấy tờ bằng tiếng Việt thì bạn phải nộp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh, được trình bày tương tự bản gốc.

– Những lý do rớt visa thường gặp

+ Người xin thị thực nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.

+ Người xin thị thực không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.

+ Người xin thị thực không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.

+ Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.

+ Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực.

+ Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.

+ Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.

+ Thông tin liên quan đến mục đích và điều kiện lưu trú dự kiến do người xin thị thực cung cấp không đáng tin cậy.

+ Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không. nghỉ nửa

lưu ý khi xin visa hy lạp

Những lưu ý khi xin visa Hy Lạp

Một số

Hồ sơ minh bạch:

Một số trường hợp các bạn thiếu giấy tờ, các bạn chế hồ sơ, khi nhân viên LSQ xác minh thấy gian dối tất nhiên họ sẽ loại hồ sơ. Chế hồ sơ có thể như việc khai gian nghề nghiệp, làm hợp đồng lao động giả hoặc giấy nghỉ phép giả. Việc xác minh là hãn hữu, tuy nhiên nghiệp vụ của LSQ là rất tốt, họ sẽ thực hiện nếu thấy có nghi vấn.

Điều kiện tài chính:

Có lẽ ai có ý định đi châu Âu đều đã có kế hoạch tài chính rõ ràng, tuy vậy việc các bạn trình bày trong hồ sơ không tốt hoặc không rõ ràng có thể sẽ cản trở bạn việc pass visa.

Bảo hiểm du lịch:

+ Cái này đảm bảo các chi phí nằm viện và hồi hương từ khối Schengen trong suốt chuyến đi – nộp bản sao và mang theo bản chính Hợp đồng bảo hiểm phòng trường hợp nhân viên LSQ hỏi để đối chiếu.

+ Theo kinh nghiệm của Á Châu thì loại và mức bảo hiểm khi xin visa Schengen là như nhau – loại bảo hiểm du lịch quốc tế có mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 Euro.

kinh nghiệm xin visa hy lạp

Kinh nghiệm giúp xin visa Hy Lạp thành công

Đảm bảo không trốn ở lại:

Đây có lẽ là vấn đề quan trọng nhất, vì hiện nay tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng, rất nhiều trường hợp người Việt Nam qua bên đó rồi trốn ở lại luôn. Vì vậy các bạn phải làm thế nào chứng minh được mình chỉ có ý định sang châu Âu đi du lịch thôi, tuyệt đối không ở lại. Việc này có thể được thể hiện qua việc các bạn chứng minh tình hình tài chính là khá giả, không phải là người thiếu thốn mà phải sang bên đó trốn lại. Hoặc các bạn đang có công ăn việc làm rất tốt, gia đình bạn bè đều ở Việt Nam và có nhiều ràng buộc ở Việt Nam mà không thể ở lại nước ngoài như có vợ/chồng, con cái đều ở Việt Nam, tài sản như nhà cửa đất đai đứng tên bạn, bạn chứng minh bằng các loại như giấy tờ tài sản đứng tên mình (ô tô, sổ đỏ), giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con cái, v.v.. Ví dụ như trường hợp tầm có tuổi mà chưa lập gia đình, không có gì ràng buộc ở Việt Nam thì họ sẽ rất hay để ý đấy. Trong trường hợp đó các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, thư bày tỏ hãy viết như một bức tâm thư, hay khi phỏng vấn trả lời thành thật, làm thế nào để cho họ thấy khát khao đi du lịch của mình là như thế nào, tạo cho họ niềm tin rằng mình sẽ quay trở lại ngay khi kết thúc cuộc hành trình.

>> Nếu như không xin được visa Hy Lạp có thể thay bằng visa thuộc Visa Schengen. Xem ngay cách xin visa Malta Tại Đây.

Xin visa Hy Lạp có phỏng vấn

Do bạn nộp hồ sơ xin visa Hy lạp ở chính Đại sứ quán chứ không phải thông qua đơn vị trung gian nên thủ tục cũng có hơi khác với các nước khác.

Xin lịch hẹn: 

Các bạn sẽ đặt lịch hẹn qua điện thoại bằng cách gọi lên số điện thoại của Đại sứ quán, bạn chỉ cần cung cấp Họ và tên, Số hộ chiếu, số điện thoại và email là nhân viên tại đây sẽ trao đổi với bạn trực tiếp và cung cấp lịch hẹn ngay trong cuộc gọi.

Nộp hồ sơ và phỏng vấn: 

Riêng Hy Lạp thì có thêm phỏng vấn khi xin visa. Đây là phần đóng vai trò quyết định đến kết quả của các bạn. Cán bộ phỏng vấn sẽ chính là cán bộ duyệt visa nên bạn hãy tỏ thái độ thật bình tĩnh, tự tin và chân thành để họ thấy được mục đích rõ ràng của chuyến đi. Trong trường hợp bạn không nói được Tiếng Anh thì sẽ có cán bộ của Đại sứ quán dịch tại chỗ. (Nếu bạn đi theo đoàn của Công ty du lịch uy tín thì trong nhiều trường hợp được miễn phỏng vấn hoặc phỏng vấn đơn giản)

Thời gian có kết quả

Riêng ĐSQ Hy Lạp thì không có lịch cố định cho thời gian trả hồ sơ. Lúc vắng, và hồ sơ bạn đẹp thì có thể nhận kết quả trong vòng 3-7 ngày, ngược lại lúc đông hoặc hồ sơ của bạn có nhiều điểm cần kiểm tra thêm thì có thể 15-20 ngày. Vì vậy các bạn cần tính toán đề phòng cả thời gian chờ trước chuyến đi nhé.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác