Bạn đang có ý định đến Hà Lan du lịch, du học, nhưng chưa biết sẽ phải xin visa Hà Lan như thế nào? Hãy cùng Dinhcutoancau.com theo dõi ngay bài viết sau đây để được cung cấp những thông tin cần thiết để có thể xin visa Hà Lan thành công nhé!

 Visa Hà Lan là gì?

Visa Hà Lan là giấy tờ chứng minh bạn đủ điều kiện nhập cảnh hợp pháp tới đất nước xinh đẹp này. Nếu bạn muốn tới Hà Lan để du học, du lịch thì ngoài việc chuẩn bị đủ tài chính ra, bạn còn phải chuẩn bị hồ sơ xin visa và xin visa Hà Lan  thành công nữa!

visa hà lan

Visa Hà Lan

Hiện nay, chính phủ Hà Lan có quy định visa Hà Lan gồm nhiều loại khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê một số loại visa Hà Lan như:

Visa ngắn hạn

Visa ngắn hạn: để lưu trú ngắn hạn tại Hà Lan, bạn cần xin visa Schengen. Với visa này, bạn sẽ được lưu trú lại Hà Lan trong vòng 90 ngày. Ngoài ra, khi sở hữu visa này, bạn có thể di chuyển trong cả khối Schengen (bao gồm 24 nước).

Visa định cư Caribbean:

Đây là loại visa Hà Lan được cấp riêng cho người muốn định cư vùng Caribbean. Visa chỉ có hiệu lực cho khu vực Caribbean thuộc đất nước Hà Lan.

1. Định cư St.Kitts và Nevis

Liên bang St. Kitts & Nevis (tên gọi khác: Liên bang St. Christopher & Nevis) là một đảo quốc nằm trong khu vực Caribbean. Ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của đảo quốc này, bên cạnh đó ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất cũng tương đối phát triển.

Bằng cách đầu tư hoặc đóng góp một khoản tiền, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được quốc tịch St. Kitts & Nevis với những quyền lợi hấp dẫn. Do bất động sản ngành du lịch tại St. Kitts & Nevis đang rất có giá trị nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức nhập tịch St. Kitts & Nevis bằng cách đầu tư vào một dự án bất động sản tại đây.

LỢI ÍCH

  • Quyền công dân được cấp suốt đời, con cái dưới 25 tuổi và cha mẹ của đương đơn trên 65 tuổi có thể đi cùng hồ sơ (không giới hạn số người phụ thuộc), được truyền lại cho thế hệ sau, được quyền giữ quốc tịch Việt Nam.
  • Được miễn thuế thu nhập tại nước ngoài.
  • Miễn thị thực du lịch đến hơn 130 quốc gia, bao gồm cả khối Schengen (26 quốc gia châu Âu), Vương quốc Anh, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore.

LÝ DO NÊN CHỌN ĐẦU TƯ NHẬP TỊCH ST. KITTS & NEVIS

  • Không yêu cầu lưu trú tại St. Kitts & Nevis.
  • Không cần phỏng vấn, không yêu cầu trình độ, kinh nghiệm.
  • Không yêu cầu đến St. Kitts & Nevis trong suốt thời gian xử lý hồ sơ.
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

A. Đóng góp vào Quỹ Đa dạng hóa Ngành Mía đường (SIDF)

– $250,000 USD cho Người nộp đơn độc thân

– $300,000 USD cho người nộp đơn và 3 thành viên đi kèm trong gia đình

– $350,000 USD cho người nộp đơn và 5 thành viên đi kèm trong gia đình

– $450,000 USD cho người nộp đơn và 7 thành viên đi kèm trong gia đình

CÁC KHOẢN PHÍ BỔ SUNG, LỆ PHÍ:

-Các gia đình có trên 7 người phụ thuộc phải nộp thêm 50,000 USD cho mỗi thành viên phụ thuộc từ người thứ 8 trở đi.

-Gia đình có con cái trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi phải nộp thêm 50,000 USD cho mỗi người con trong độ tuổi này.

-Phí thẩm tra hồ sơ cho đương đơn chính là 7,500 USD.

-Phí thẩm tra hồ sơ cho mỗi người phụ thuộc trên 16 tuổi là 4,000 USD.

B. Đầu tư bất động sản

Đương đơn cần đầu tư tối thiểu $400,000 USD vào một trong những dự án phát triển bất động sản được Chính phủ phê duyệt. Nhà đầu tư phải quản lý và sở hữu bất động sản trong vòng tối thiểu 5 năm.

Một số chi phí liên quan đến việc đăng ký bất động sản, phí xử lý và thuế sẽ phát sinh khi mua bất động sản.

Tiến trình hồ sơ

•    Hoàn thiện bộ đơn xin Quốc tịch St. Kitts & Nevis hoàn chỉnh(bao gồm báo cáo sức khỏe, giấy tờ hỗ trợ, các đơn đã kí).

•    Đương đơn sẽ chuyển tiền đầu tư và các loại phí vào tài khoản ký quỹ được chính phủ chỉ định (escrow account) (xem hướng dẫn gửi tiền ngân hàng kèm theo).

•    Chính phủ xét duyệt hồ sơ và tiến hành Thẩm định chi tiết (Due Diligence Examination)

•    Sau khi được chấp thuận, đương đơn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận Quốc tịch (Certificate of Naturalization)

•    Hồ sơ xin Passport được nộp cho Cục Di trú, và đương đơn sẽ được cấp passport.

•    Toàn bộ tiến trình mất khoảng từ 8-12 tháng.

P/S:  Trong trường hợp giấy tờ giả mạo hay gian lận, thông tin không đúng hoặc khai báo sai sự thật, hồ sơ sẽ bị từ chối.

=> Hãy cùng khám phá thêm về đảo quốc SAINT KITTS AND NEVIS Tại Đây

2 Định cư Dominica

Giới thiệu

Cộng đồng Thịnh vượng Dominica là một trong đảo quốc thuộc vùng biển Caribbean, có nền kinh tế chính phụ thuộc vào nông nghiệp và du lịch. Giống như một số quốc gia khác trong khu vực, Chính phủ Cộng đồng Thịnh vượng Dominica đã đưa ra nhiều chương trình đầu tư nhập quốc tịch với chi phí cạnh tranh so với Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Với một khoản đầu tư nhất định, nhà đầu tư sẽ được nhập quốc tịch Cộng đồng Thịnh vượng Dominica với nhiều quyền lợi hấp dẫn.

LỢI ÍCH

  • Nhận được quyền công dân và hộ chiếu vĩnh viễn cho đương đơn và các thành viên phụ thuộc bao gồm con cái dưới 30 tuổi và cha mẹ trên 55 tuổi, được giữ quốc tịch Việt Nam.
  • Được miễn thuế thu nhập cá nhân.
  • Miễn thị thực du lịch đến hơn 120 quốc gia, bao gồm cả khối Schengen (26 quốc gia châu Âu) và vương quốc Anh và Hong Kong. (Xem thêm thông tin tại đây)
  • Hệ thống thuế ưu đãi: miễn thuế thu nhập nước ngoài, miễn thuế thu nhập cá nhân cho người dân trên đảo, thuế tài sản, thuế cho tặng hoặc thuế lãi vốn

LÝ DO NÊN CHỌN ĐẦU TƯ NHẬP TỊCH CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG DOMINICA

  • Không yêu cầu lưu trú tại Dominica.
  • Không yêu cầu trình độ, kinh nghiệm.
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
  • Thụ hưởng Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Hoa Kỳ và Caricom và miễn thuế thương mại trong vùng Caribbean.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

A. Rót vốn vào quỹ phát triển của Chính phủ

ĐỐI TƯỢNG NHẬP QUỐC TỊCH    VỐN ĐẦU TƯ
Đương đơn độc thân    100.000 USD
Đương đơn và vợ/chồng đi kèm hồ sơ    175.000 USD
Đương đơn, vợ/chồng và 2 con giới 18 tuổi đi kèm hồ sơ    200.000 USD thêm 25.000 USD

Lệ phí thẩm tra và các lệ phí chính phủ khác

B. Đầu tư bất động sản

Đương đơn cần đầu tư vào bất động sản tại Cộng đồng Thịnh vượng Dominica với mức đầu tư tối thiểu 200.000 USD và duy trì đầu tư trong thời gian ít nhất là 3 năm.

Ngay khi nhận được kết quả chấp thuận, những lệ phí chính phủ sau đây sẽ được áp dụng:

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP TỊCH          LỆ PHÍ CHÍNH PHỦ
Đương đơn chính 25.000 USD
Vợ/chồng 35.000 USD
Người phụ thuộc trên 18 tuổi 25.000 USD
Người phụ thuộc dưới 18 tuổi 20.000 USD

Lệ phí thẩm tra, lệ phí chính phủ khác và các lệ phí liên quan đến bất động sản.

3 Định cư Grenada

Grenada là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribbean gồm 1 đảo chính và 6 đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines. Ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của đảo quốc này, bên cạnh đó ngành nông nghiệp, thương mại và xây dựng cũng tương đối phát triển.

Bằng cách đầu tư bất động sản hoặc đóng góp một khoản tiền, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được định cư tại Grenada với những quyền lợi hấp dẫn. Do bất động sản ngành du lịch tại Grenada đang rất có giá trị nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức nhập tịch bằng cách đầu tư vào những dự án tại đây.

LÝ DO NÊN CHỌN ĐẦU TƯ GRENADA

  • Con cái phụ thuộc dưới 25 tuổi và cha mẹ phụ thuộc trên 65 tuổi có thể đi kèm hồ sơ xin nhập tịch
  • Miễn thị thực đến hơn 90 quốc gia trên thế giới bao gồm Vương quốc Anh và khu vực Schengen
  • Miễn thuế thu nhập ngoài quốc gia
  • Quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng
  • Không yêu cầu định cư, không yêu cầu phỏng vấn hay kỹ năng tiếng Anh
  • Cho phép giữ hai quốc tịch
  • Có thể xin thị thực đầu tư E-2 vào Mỹ

VISA E-2

Thị thực E-2 là thị thực không định cư, thị thực cho phép các nhà đầu tư được tuyển chọn nhập cảnh vào Mỹ tạm thời và họ không trở thành thường trú nhân (không phải chịu thuế toàn cầu). Các nhà đầu tư và nhân viên đủ điều kiện theo hiệp ước được phép sinh sống ở Mỹ trong khoảng thời gian đầu tiên tối đa là hai năm. Yêu cầu gia hạn có thể được cấp tối đa là hai năm cho mỗi lần. Không có giới hạn tối đa cho số lần xin gia hạn.

Quốc đảo Grenada thuộc vùng Caribbean đã ký Hiệp định Thương mại và Hàng hải với Mỹ từ tháng 03/1989.

Do vậy, những nhà đầu tư trên thế giới có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Grenada thông qua chương trình Đầu tư nhập quốc tịch của đảo quốc này, với thời gian xử lý hồ sơ trung bình 03 tháng, sau đó có thể xin cấp thị thực E-2 ở lãnh sự quán Mỹ tại quốc gia sở tại trong vòng 04 tuần.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

A.Đóng góp vào quỹ chuyển đổi quốc gia (National Transformation Fund)

Quỹ NTF được thành lập vào năm 2013, tài trợ các dự án có lợi cho một trong các ngành công nghiệp của đất nước như du lịch, năng lượng thay thế, và nông nghiệp.

  • Đóng góp $ 200.000 vào quỹ, cho một gia đình 4 (đương đơn chính, người phối ngẫu, và hai người phụ thuộc)
  • Đóng $ 25,000 cho thêm mỗi thành viên phụ thuộc.

LỆ PHÍ CHÍNH PHỦ

  • Lê phí nhận hồ sơ 1.500 USD mỗi người
  • Lệ phí thẩm tra: 5.000 USD mỗi người từ 18 tuổi trở lên, 2.000 USD mỗi người phụ thuộc từ 12-17tuổi
  • Lệ phí xử lý hồ sơ: 1.500 USD mỗi người từ 18 tuổi trở lên, 500 USD mỗi người dưới 18 tuổi

B.Đầu tư bất động sản

Đương đơn cần đầu tư vào bất động sản tại Grenada với mức đầu tư tối thiểu 350,000 USD và duy trì đầu tư trong thời gian ít nhất là 4 năm.

 4 Định cư Antigua & Barbuda

Antigua & Barbuda là quốc đảo nằm giữa quần đảo Leeward  phía Đông Caribê, khoảng 17 độ về phía bắc của đường xích đạo, về phía nam hòn đảo Montserrat và Guadaloupe, phía bắc và phía tây là St Kitts & Nevis, St Barts, và St Martin.

Một số điểm nổi bật của Antigua & Barbuda

•    Một nhà nước theo chế độ dân chủ. Thủ đô St. John’s tọa lạc tại Antigua.

•    Dân số 81.800 người (theo điều tra năm 2011);

•    Tổng diện tích 170 dặm vuông (440 km2).

•    Thuộc khối Thịnh Vượng Chung với người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh

•    Chế độ thuế thân thiện: không có thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập trên toàn thế giới

•    Là quốc đảo ở vùng biển Caribê gồm 2 đảo chính: Antigua & Barbuda với những bãi biển tuyệt đẹp.

•    Liên tục được xếp hạng trong 10 địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu quốc tế. Đặc biệt, liên quan đến mua bán bất động sản và đảo.

Chương trình nhập tịch Antigua & Barbuda

•    Chương trình nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và có đóng góp đáng kể vào quốc đảo Antigua & Barbuda.

•    Các quỹ đầu tư đóng góp vào sự phát triển của đảo quốc.

•    Cho phép các ứng viên được phép đầu tư nhận quốc tịch Antigua & Barbuda với ít yêu cầu thường trú nhất.

•    Tổ chức tài chính cung cấp cho ngân hàng tư nhân quốc tế và các mối quan hệ kinh doanh cho những công dân Antigua và Barbuda .

•    Không yêu cầu đi du lịch đến Antigua & Barbuda trong quá trình nộp hồ sơ.

•    Ước tính quá trình này khoảng 3-6 tháng.

Các hình thức đầu tư

A. Đóng Góp Phát Triển Quốc Gia Hoặc Đầu Tư Từ Thiện

•    Đóng góp cho Quỹ Phát triển Quốc gia (NDF) một số tiền không hoàn lại tối thiểu 200,000 USD.Khoản đầu tư từ thiện cần tăng lên $ 250,000 sau ngày 30 tháng 4 năm 2015

B. Đầu Tư Bất Động Sản

•    Đầu tư ít nhất 400,000 USD vào một trong các dự án bất động sản đã được phê duyệt

•    Duy trì trong thời hạn 5 năm

C. Đầu tư vào thành lập doanh nghiệp

•    Đầu tư trực tiếp tối thiểu 1,5 triệu USD vào một doanh nghiệp

Quá trình xử lý hồ sơ (4-6 tháng)

• Hoàn thành khám sức khỏe.

• Nộp đơn & toàn bộ hồ sơ theo danh sách hồ sơ yêu cầu.

• Đóng phí xét duyệt hồ sơ cho chính phủ.

• Chính phủ tiến hành thẩm tra hồ sơ và xét duyệt.

• Đương đơn tiến hành đầu tư vào bất động sản hoặc doanh nghiệp, hoặc Quỹ phát triển quốc gia (NDF).

• Giấy chứng nhận quốc tịch được cấp sau khi hoàn thành đầu tư.

• Nộp đơn xin cấp passport và giấy tờ kèm theo.

• Passport của Antigua & Barbuda được cấp cho nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình.

Lợi ích của Chương trình đầu tư nhập tịch tại Antigua & Barbuda

•    Là công dân của Khối Thịnh Vượng Chung của Anh.

•    Chấp nhận song tịch.

•    Hộ chiếu nhận được trong khoảng 6 – 9 tháng.

•    Được miễn visa du lịch đến các nước: Vương Quốc Anh, Liên Minh Châu Âu (EU), Canad, Hồng Kông và một số nước trên thế giới. Visa du lịch nhập cảnh Hoa Kỳ dễ dàn

cách định cư caribeanĐịnh Cư Vùng Caribbean

=> Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đầu tư nhập tịch ST.Lucia Tại Đây

Visa dài hạn:

Bạn cần xin visa dài hạn nếu có kế hoạch ở lại Hà Lan trên 90 ngày. Visa dài hạn bao gồm các loại visa sau:visa du lịch, visa thăm thân, visa công tác, visa học tập đào tao, …
Trên đây là những loại visa Hà Lan phổ biến.Để cho quá trình xin visa của mình đạt kết quả cao nhất, bạn nên xác định được chính xác loại visa mà mình muốn xin.

Hà Lan như thế nào?

1. Hồ sơ cá nhân

Hồ sơ cá nhân cần những loại giấy tờ sau: đơn xin cấp visa, hai ảnh chân dung có kích cỡ 3.5 x 4.5, hộ chiếu,… Đối với người dưới 18 tuổi đi một mình hoặc đi cùng bố mẹ cần bổ sung thêm: giấy khai sinh, giấy tờ cá nhân có chữ ký của bố mẹ,thư chấp thuận từ bố mẹ, giấy xác nhận được nghỉ học,…

2. Hồ sơ chứng minh công việc:

Nếu bạn hiện đang đi làm, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để bổ sung vào hồ sơ xin visa Hà Lan đó là: hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép, bảng lương,…

Còn bạn là người kinh doanh, bạn hãy mang theo giấy phép kinh doanh và báo cáo thanh toán thuế khi nộp hồ sơ xin visa Hà Lannhé! Với những người đã về hưu, loại giấy tờ cần có để chứng minh đó là: thẻ hưu trí, sổ hưu trí hay phiếu trả lương hưu,….

3. Giấy tờ chứng minh tài chính

Giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa Hà Lan có thể là bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm, chủ quyền nhà, đất, xe ô tô, … Lưu ý để có thể xin visa Hà Lan thành công, tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm của bạn cần có tối thiểu 200 triệu đồng.

4. Giấy tờ về chuyến đi:

Lịch trình chuyến đi (vé khứ hồi, đặt khách sạn,…) hợp đồng bảo hiểm chuyến đi,..là những giấy tờ cần có trong hồ sơ xin visa Hà Lan. Lưu ý, bảo hiểm cần có giá trị cho toàn khối Schengen và có giá trị tối thiểu là 30 ngàn euro.

Các bạn cần nhớ rằng, những loại giấy tờ trên chỉ là những thấy tờ cơ bản nhất. Rất có thể trong quá trình xét hồ sơ xin visa, bạn sẽ được Đại sứ quan yêu cầu bổ sung thêm các loại giấy tờ khác. Điều này không chỉ tốn phí mà còn tốn thời gian của bạn nữa.

Quy trình xin visa Hà Lan

Định Cư Toàn Cầu sẽ chỉ giúp bạn 3 bước quy trình làm visa thăm thân Hà Lan chuẩn xác và mách nước các kinh nghiệm xin visa Hà Lan được suôn sẻ nhất.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin visa thăm thân Hà Lan

Hồ sơ nhân thân:

  • Hộ chiếu gốc;
  • Bản sao Hộ chiếu (trang thông tin cá nhân và các trang có đóng dấu thị thực);
  • Bản sao Hộ chiếu cũ (nếu có);
  • Đơn xin cấp visa Hà Lan – Schengen;
  • 2 ảnh 3,5×4,5 cm, mới chụp không quá 6 tháng;
  • Giấy tờ xác nhận có người phụ thuộc tại Việt Nam (sổ hộ khẩu, v.v.);
  • Chứng minh mối quan hệ với người định sang thăm (ví dụ giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, …) (nếu có);

Với những người dưới 18 tuổi đi một mình hoặc đi cùng bố hoặc mẹ:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy tờ cá nhân có chữ ký của bố mẹ;
  • Thư chấp thuận của cả bố và mẹ, đồng ý cho con đi du lịch;
  • Thư xác nhận từ tòa án về việc bố hay mẹ có toàn quyền và nghĩa vụ
  • chăm sóc con (nếu có thể);

Hồ sơ công việc:

Nếu là cán bộ/nhân viên:

  • Hợp đồng lao động / Quyết định bổ nhiệm/tuyển dụng / Giấy xác nhận từ phía công ty (mẫu theo file đính kèm);
  • Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của công ty (mẫu theo file đính kèm);

Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp:

  • Đăng ký kinh doanh;

Nếu là người đã nghỉ hưu:

  • Sổ hưu trí / Quyết định nghỉ hưu / Sổ lĩnh lương hưu;

Nếu là học sinh/sinh viên:

  • Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường (mẫu theo file đính kèm);

Hồ sơ tài chính:

Nếu người được mời chi trả tài chính cho chuyến đi:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất;
  • Giấy tờ nhà đất, bất động sản (nếu có);

Nếu người mời chi trả tài chính cho chuyến đi:

  • Hợp đồng lao động của người mời có giá trị ít nhất 12 tháng kể từu ngày nộp đơn xin visa;
  • Bảng lương 3 tháng gần nhất hoặc giấy tờ chứng minh các thu nhập tương đương của người mời;

Giấy tờ chuyến đi:

  • Xác nhận Booking vé may bay khứ hồi;
  • Hợp đồng Bảo hiểm du lịch (bản gốc và bản photo);
  • Tuyên bố bảo lãnh (thư mời) của người mời bên Hà Lan;

hồ sơ xin visa hà lan

Các thủ tục cần có để xin visa Hà Lan

Kinh nghiệm xin visa Hà Lan – Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ:

Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng kể từ ngày rời khỏi khối Schengen và có ít nhất 2 trang trống để dán visa;

Xác nhận booking vé máy bay khứ hổi, chứ không cần đặt vé chính thức;

Những giấy tờ bằng tiếng Việt phải phải được nộp kèm cùng bản dịch tiếng Anh, do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch thuật và được công chứng.

Yêu cầu về hợp đồng bảo hiểm: có hiệu lực, chính thức do công ty bảo hiểm cung cấp, trong đó có các thông tin:

  • Hợp đồng bảo hiểm mang tên của người xin visa thăm thân Hà Lan;
  • Bảo hiểm có giá trị cho toàn khối Schengen và thời gian của chuyến đi;
  • Trị giá bảo hiểm ít nhất là 30.000 Euro;
  • Bao gồm các chi phí y tế, chi phí chăm sóc tại bệnh viện, điều trị y tế khẩn cấp và việc hồi hương (bao gồm cả trường hợp tử vong).

Sau đó, bạn in danh sách này ra (file danh sách đính kèm), sắp xếp theo đúng thứ tự trong danh sách, rồi ký tên vào danh sách bạn đã khai và chuẩn bị đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Hà Lan VFS để nộp.

Bước 2: Nộp hồ sơ làm visa Hà Lan

Nơi nộp visa thăm thân, visa Hà Lan đi du lịch hay visa công tác Hà Lan  đều là ở Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực Hà Lan VFS theo địa chỉ:

  1. Tại Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, Phòng 207, số 1 Đào Duy Anh, P.Phương Mai, Quận Đống Đa
  2. Tại TP. Hồ Chí Minh: Tòa nhà Resco – Lầu 3, 94-96, Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1

Nếu bạn nộp ở Trung tâm tại Hà Nội, thì bạn không cần thiết phải đặt lịch hẹn trước, nhưng nếu bạn nộp tại thành phố Hồ Chí Minh, thì bạn phải đặt lịch hẹn trước.

Để đặt lịch hẹn để nộp tại VFS thành phố Hồ Chí Minh, bạn vào link https://www.vfsvisaonline.com/Global-Appointment/Account/RegisteredLogin và điền đầy đủ thông tin cần thiết. Lưu ý: khi đặt cho nhóm, bạn cũng nên đặt lịch hẹn cho từng người một, chứ không nên gộp chung tất cả những người trong nhóm vào một lần đặt lịch hẹn.

Sau khi đã chuẩn bị xong hết hồ sơ, vào ngày hẹn, bạn đến một trong hai trung tâm như trên để nộp hồ sơ xin visa thăm thân Hà Lan.

Lưu ý khi nộp hồ sơ:

Thời gian nhận hồ sơ làm visa thăm thân Hà Lan là 08:30 -12:00 và 13:00 – 15:00 giờ (từ thứ 2 tới thứ 6) trừ ngày lễ.

Khi đến nơi, bạn phải tuân thủ mọi quy định an ninh của Trung tâm, không được mang vào đó:

  • Thiết bị hoạt động bằng pin hay thiết bị điện tử như máy chụp hình, đĩa nhạc/ băng hình, đĩa nén, mp3, đĩa mềm, máy tính xách tay, hay máy nghe nhạc cầm tay.
  • Túi các loại (như túi du lịch, hộp, cặp, vali, bao đay hay túi vải và túi kéo khóa).
  • Phong bì hay gói dán kín.
  • Vật liệu dễ cháy (bao diêm, bật lửa, nhiên liệu v.v.).
  • Vật dụng sắc nhọn các loại (như kéo, dao rạch giấy hay đồ dùng cắt móng).
  • Vũ khí hay giống vũ khí hoặc các chất liệu gây nổ.

Ở Trung tâm không có tủ đồ cho bạn cất giữ những đồ trên. Nên có lẽ bạn nên chuẩn bị sẵn ngay từ nhà, không mang những đồ dùng này theo để tránh trường hợp bị mất.

Không được phép đưa các bên quan tâm vào cùng trung tâm với mình như bạn bè, người thân hoặc liên hệ kinh doanh. Trung tâm chỉ cho phép người khiếm thính/khuyết tật đi cùng thông dịch viên vào trung tâm khi đi nộp hồ sơ xin visa thăm thân Hà Lan.

Sau khi nộp hồ sơ visa thăm thân Hà Lan, nhân viên của VFS sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn, sau đó tư vấn cho bạn về số tiền bạn phải nộp. Số tiền đó bao gồm hai khoản là phí lãnh sự và phí dịch vụ VFS. Hiện nay phí lãnh sự là 60 Euro (~1.470.000 đồng) đối với người xin visa từ 11 tuổi trở lên, 35 Euro (~850.000 đồng) đối với người từ 6-11 tuổi), và mức phí dịch vụ VFS thông thường hiện nay là 725.000 đồng. Số tiền này bạn sẽ nộp trực tiếp bằng tiền Việt Nam. Khi đó, bạn sẽ nhận được hóa đơn thu tiền.

Sau đó, bạn sẽ được đưa đi lấy dữ liệu sinh trắc.

Quy trình xin visa Hà Lan

Bước 3: Nhận kết quả visa Hà Lan và hồ sơ

Thời gian xét thị thực thông thường là 15 ngày làm việc. Trong một số trường hợp cụ thể, thời gian này có thể kéo dài 30 ngày và trong những trường hợp đặc biệt thì có thể lên đến 60 ngày.

Khi có kết quả, bạn sẽ nhận được thông báo để đến lấy kết quả.

Thời gian xử lý đơn xin cấp thị thực

Thời gian trung bình để cấp và xét Visa Schengen là 15 ngày làm việc không kể thứ 7, chủ nhật, và các ngày lễ. Có những trường hợp thời gian xét duyệt có thể lên đến 30 hoặc 60 ngày.

Quý khách nên nộp hồ sơ xin thị thực tại VFS Global ít nhất 03 đến 04 tuần nhưng không quá 03 tháng trước ngày dự định khởi hành đến Hà Lan. Trong mùa cao điểm (từ tháng Ba đến tháng Bảy) và mùa lễ hội, thời gian xét duyệt có thể lâu hơn.

Sau khi đã được xử lý hoàn tất, hộ chiếu có thể được trả tại chính trung tâm VFS Global Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ 13:00 – 16:00 từ thứ Hai tới thứ Sáu (trừ ngày lễ).

Kinh nghiệm phỏng vấn

Nếu Lãnh sự quán yêu cầu phỏng vấn thì bạn phải có mặt đúng giờ theo lịch hẹn, khi đến ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng. Trong suốt quá trình phỏng vấn, điều quan trọng nhất là bạn phải cho viên chức LSQ thấy được bạn không có ý định lưu lại Hà Lan thông qua bạn có công việc, cuộc sống ổn định tại Việt Nam và có nhiều mối quan hệ ràng buộc để chắc chắn rằng sau chuyến du lịch bạn chắc chắn sẽ quay trở về Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng cần nêu rõ mục đích du lịch, lịch trình cụ thể của chuyến đi.

Bạn hãy luôn thể hiện thái độ điềm tĩnh, tự tin, thoải mái trong quá trình phỏng vấn, trung thực khi trả lời, không nên phóng đại kinh nghiệm nhất là khả năng tài chính của bạn, vì hầu hết thông tin này đã có hết trong hồ sơ của bạn, kèm theo cả các giấy tờ chứng thực. Nếu nó dối sẽ dễ dàng bị phát hiện và dĩ nhiện bạn tạch visa.

Thủ tục nhập cảnh

Khi làm thủ tục nhập cảnh bạn cần mang theo các giấy tờ sau: Hộ chiếu, visa, vé máy bay, chứng minh thư nhân dân, tờ khai nhập cảnh, vé máy bay khứ hồi, giấy đặt phòng khách sạn hoặc địa chỉ nhà người thân nơi bạn sẽ cư trú. Tất cả những giấy tờ bạn nên xách tay và nên ghi rõ ràng địa chỉ khách sạn hoặc nhà ở để bạn không bị quên khi làm thủ tục nhập cảnh.

Các bước làm thủ tục:

– Xuống máy bay, theo hướng dẫn đi đến khu vực hải quan và sử dụng tàu CDG Val. Bạn nhớ chỉnh lại luôn đồng hồ theo giờ địa phương để tránh bị trễ giờ, trễ chuyến

– Xếp hàng theo quy định (lưu ý là xếp đúng hàng dành cho du khách quốc tế nhé)

– Trình passport, vé máy bay và tờ khai hải quan khi đã điền xong. Mẫu form thì mình hỏi tiếp viên máy bay và điền luôn lúc đang ở trên máy bay để lát làm thủ tục cho nhanh, bạn cũng có thể hỏi các ở các quầy làm thủ tục, luôn mang theo 1 chiếc bút bi để dễ dàng kê khai khi có quá đông hành khách làm thủ tục ở sân bay. Bạn nhớ điền thông tin chính xác với thông tin trên hộ chiếu và không được để trống mục nào nhé.

– Hoàn thành thủ tục nhập cảnh xong nhớ kiểm tra kỹ con dấu đóng nhập cảnh trong hộ chiếu.

– Nhanh chóng đến khu vực hành lý để nhận lại hành lý và lưu ý kiểm tra chính xác số lượng hành lý mang theo. Mỗi chuyến bay có 1 khu hành lý riêng, số khu hành lý của mình được ghi cụ thể trên boarding pass hoặc trên bảng hướng dẫn điện tử tại sân bay. Bạn nên chú ý để tránh việc nhầm lẫn khu lấy hành lý. Nếu hành lý quá nặng thì có thể sử dụng những xe đẩy có sẵn để mang hành lý ra ngoài khu vực sân bay.

– Check in lại với hãng máy bay mình đi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác